Chuyển đến nội dung chính

Quảng trường Charles-de-Gaulle – Wikipedia tiếng Việt


Tọa độ: 48°52′27″B 2°17′41″Đ / 48,874028°B 2,294861°Đ / 48.874028; 2.294861



Quận 8, 16, 17


Paris street enseigne top.svg



Quảng trường Charles-de-Gaulle nằm ở phía tây Bắc thành phố Paris, điểm giao của các quận 8, 16 và 17. Là giao lộ của 12 đại lộ, trong đó có Champs-Élysées, ở giữa quảng trường Charles-de-Gaulle là công trình Khải Hoàn Môn nổi tiếng.

Vốn tên cũ là Quảng trường Étoile, địa điểm này được đổi tên vào năm 1970 sau khi Tổng thống Charles de Gaulle mất.





Được tạo ra khoảng năm 1670, tới năm 1730, quảng trường này được mang tên Etoile de Chaillot. Étoile có nghĩa là ngôi sao, chỉ sự quy tụ năm con đường lớn ở quảng trường khi ấy.

Năm 1787, bức tường Thuế quan (Mur des Fermiers généraux) được xây dựng để kiểm soát hàng hóa vào Paris và đi qua quảng trường Étoile. Rào chắn Étoile được kiến trúc sư Claude Nicolas Ledoux bố trí là một trong những trạm thuế. Hai tòa nhà hai bên trạm hiện nay đã biến mất. Rào chắn này đánh dấu ranh giới phía tây Bắc của Paris khi ấy. Quận 1 cũ tương đương với Quận 8 và phần phía tây Quận 1 ngày nay.

Năm 1806, Napoléon Bonaparte yêu cầu xây dựng Khải Hoàn Môn ở đây và tới năm 1836, dưới thời Louis-Philippe I mới hoàn thành. Khi Paris được cải tạo lại thời Đệ nhị đế chế, quảng trường được kiến trúc sư Jacques Hittorff quy hoạch cùng sự giám sát của nam tước Georges Eugène Haussmann. Với tâm là Khải Hoàn Môn, quảng trường có đường kính 240 mét. Georges Eugène Haussmann vạch thêm 7 đại lộ nữa và với sắc lệnh ngày 13 tháng 8 năm 1854, khu vực bao quanh Khải Hoàn Môn đường dành riêng cho các dinh thự đặc biệt.

Ngày 13 tháng 11 năm 1970, hai ngày sau khi Tổng thống Charles de Gaulle mất, một sắc lệnh quyết định đổi tên quảng trường thành Charles-de-Gaulle. Tuy vậy tên gọi cũ vẫn được sử dụng phổ biến. Ga tàu điện ngầm ở đây mang tên Charles de Gaulle - Étoile.

Quảng trường Charles-de-Gaulle có đường kính 240 mét. Ở chính giữa là Khải Hoàn Môn, bao quanh là khu vực dành cho giao thông. Kế đó đến vỉa hè được trồng cây xanh rồi các tòa nhà có kiến trúc đồng nhất tạo thành hình tròn bao quanh quảng trường. Phía sau những tòa nhà này, hai phố Presbourg và Tilsitt tạo thành một đường tròn nữa. Để tới chân Khải Hoàn Môn, đường ngầm Passage du Souvenir (Lối đi Kỷ Niệm) được xây dựng phía dưới quảng trường.

Là điểm giao thông quan trọng, 12 đại lộ gặp nhau ở quảng trường Charles-de-Gaulle tạo thành 6 trục:


Khu vực quảng trường nhìn từ không trung

  • Trục hai đại lộ Marceau và Carnot

  • Trục hai đại lộ Mac-Mahon và Iéna

  • Trục hai đại lộ Wagram và Kléber

  • Trục hai đại lộ Hoche và Victor-Hugo

  • Trục hai đại lộ Friedland và Foch

  • Trục hai đại lộ Champs-Élysées và Grande Armée

Trong đó Champs-Élysées và Grande Armée nằm trên trục Axe historique, đi qua rất nhiều công trình quan trọng của Paris. Quảng trường Charles-de-Gaulle cũng là điểm ranh giới cửa ba quận:


  • Quận 8 giới hạn bởi đại lộ Wagram và Marceau

  • Quận 16 giới hạn bởi đại lộ Marceau và Grande Armée

  • Quận 17 giới hạn bởi đại lộ Grande Armée và Wagram

Nằm ở điểm cuối của Champs-Élysées nên quảng trường Charles-de-Gaulle cũng là nơi tổ chức nhiều sự kiện của thành phố như duyệt binh ngày 14 tháng 7, các lễ hội...








Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

B. K. S. Iyengar - Wikipedia

Bellur Krishnamachar Sundararaja Iyengar (14 tháng 12 năm 1918 - 20 tháng 8 năm 2014), còn được gọi là B.K.S. Iyengar là người sáng lập phong cách yoga được gọi là "Iyengar Yoga" và được coi là một trong những giáo viên yoga hàng đầu trên thế giới. [1] [2] Ông là tác giả của nhiều cuốn sách về thực hành và triết học yoga bao gồm Light on Yoga Light on Pranayama Light on the Yoga Sutras of Patanjali và Light on Life . Iyengar là một trong những học sinh đầu tiên của Tirumalai Krishnamacharya, người thường được gọi là "cha đẻ của yoga hiện đại". [3] Ông đã được ghi nhận là người phổ biến yoga, đầu tiên ở Ấn Độ và sau đó trên thế giới. Chính phủ đã trao tặng Iyengar the Padma Shri vào năm 1991, Padma Bhushan năm 2002 và Padma Vibhushan vào năm 2014. [5] [6] Năm 2004, Iyengar được tạp chí bình chọn là một trong 100 người có ảnh hưởng nhất trên thế giới. [7] [8] Những năm đầu [ chỉnh sửa ] BKS Iyengar được sinh ra trong một gia đìn

de Havilland Canada Rái cá song đôi DHC-6

Gia đình máy bay vận tải tiện ích của de Havilland Canada de Havilland Canada DHC-6 Twin Rái cá hiện được bán trên thị trường với tên gọi Viking Air DHC-6 Twin Rái cá Máy bay tiện ích 19 hành khách STOL (Short Takeoff and Landing) của Canada được phát triển bởi de Havilland Canada và hiện do Viking Air sản xuất. Máy bay ba bánh cố định của máy bay, khả năng STOL, động cơ tuabin đôi và tốc độ leo cao đã giúp nó trở thành một máy bay chở khách đi lại thành công cũng như một máy bay sơ tán hàng hóa và y tế. Ngoài ra, Twin Otter đã trở nên phổ biến với các hoạt động nhảy dù thương mại và được sử dụng bởi Đội Nhảy dù Quân đội Hoa Kỳ và Phi đội Huấn luyện Bay 98 của Không quân Hoa Kỳ. Thiết kế và phát triển [ chỉnh sửa ] Một con rái cá đôi thực hiện một cách tiếp cận hạ cánh bình thường ở Queensland Việc phát triển máy bay bắt đầu vào năm 1964, với chuyến bay đầu tiên vào ngày 20 tháng 5, Năm 1965. Một sự thay thế hai động cơ cho Rái cá DHC-3 một động cơ duy trì các

Đông Chí (huyện) – Wikipedia tiếng Việt

Đối với các định nghĩa khác, xem Đông chí. Đông Chí (chữ Hán giản thể: 东至县, âm Hán Việt: Đông Chí huyện ) là một huyện của địa cấp thị Trì Châu, tỉnh An Huy, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Huyện Đông Chí có diện tích 3256 km², dân số 530.000 người, mã số bưu chính 247200. Huyện Đông Chí được chia ra thành 10 trấn, 21 hương. Huyện lỵ đóng tái trấn Nghiêu Độ. Trấn: Nghiêu Độ, Đông Lưu, Chiêu Đàm, Quan Cảng, Phiên Ngung, Thắng Lợi, Dương Hồ, Cát Công, Long Tuyền, Đại Độ Khẩu. Hương: Nê Khê, Thanh San, Ngõa Lũng, Thiết Lô, Mã Khanh, Mộc Tháp, Lợ An, Cao San, Tự Hốt, Thản Phụ, Tây Loan, Kiến Tân, Hương Kiều, Hồng Phương, Lương Điền, Thạch Thành, Uông Pha, Khánh Phong, Dương Kiều, Hoa Viên Lý, Thẩt Lý.