Chuyển đến nội dung chính

Viên Hi – Wikipedia tiếng Việt


Viên Hy (chữ Hán: 袁熙; ?-207) tự Hiển Dịch (顯奕), là quân phiệt thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông tham gia cuộc chiến quân phiệt với Tào Tháo và cuối cùng thất bại.





Viên Hy là con trai thứ hai của Viên Thiệu, gia đình ông nhiều đời làm đại thần nhà Hán, có danh vọng rất cao. Khi đó Viên Thiệu đang trấn thủ Ký châu. Năm 199, Viên Thiệu tiêu diệt Công Tôn Toản, mở rộng thế lực ra 4 châu Hà Bắc là Ký, Tinh, U, Thanh. Viên Hy được cha giao trấn thủ U châu, người vợ ông là Chân Lạc ở lại Ký châu.

Năm 200, Viên Thiệu mang quân đi nam tiến đánh Tào Tháo. Cuối năm đó, Viên Thiệu đại bại ở Quan Độ, dẫn vài trăm quân kị vượt Hoàng Hà chạy về bắc. Bỏ lại phía sau hàng vạn quân bộ cũng tháo chạy tứ tán theo ông.

Sau trận Quan Độ, Viên Thiệu suy sụp, ốm nặng rồi qua đời tháng 5 năm 202. Anh cả của Viên Hy là Viên Đàm cùng em ông là Viên Thượng tranh nhau quyền thừa kế. Viên Hy không tham gia vào cuộc chiến đó. Mâu thuẫn của Viên Đàm và Viên Thượng bị Tào Tháo triệt để khai thác, làm suy yếu cả hai.

Năm 204, Viên Thượng bị Tào Tháo đánh chiếm mất Ký châu, lại bị Viên Đàm truy kích ở Trung Sơn, phải bỏ chạy về U châu theo Viên Hy. Nghiệp Thành bị hạ, vợ Viên Hy là Chân Lạc đang ở trong thành không chạy thoát được, bị con Tào Tháo là Tào Phi bắt được và lấy làm vợ.



Đầu năm 205, Tào Tháo đánh hạ Thanh châu diệt Viên Đàm rồi mang quân tới U châu. Hai bộ tướng của Viên Hy là Tiêu Xúc, Trương Nam phản lại ông, hợp tác với Tào Tháo. Viên Hy và Viên Thượng không giữ nổi U châu, phải bỏ chạy lên phía bắc tới Liễu Thành nương nhờ Thiền vu Đạp Đốn của Ô Hoàn, sau đó lại cùng Đạp Đốn liên kết với Thiền vu Ô Diên ở Hữu Bắc Bình là Tô Bộc Diên.

Tháng 10 năm 205, Tào Tháo tiến quân đánh Ô Hoàn. Anh em Viên Hy hợp binh với Đạp Đốn đối trận với Tào Tháo ở núi Bạch Lang. Tướng tiên phong của Tào Tháo là Trương Liêu mang quân tới phá tan quân Ô Hoàn. Anh em Viên Thượng cùng Ô Hoàn chống cự không nổi bỏ chạy ra ngoài Trường Thành.

Sang tháng 8 năm 206, Tào Tháo tiếp tục truy kích, đánh thắng 1 trận nữa, giết chết Đạp Đốn. Viên Thượng, Viên Hy và Tô Bộc Diên mang vài ngàn tàn quân chạy đến Liêu Đông nương nhờ Công Tôn Khang[1].

Tào Tháo tính toán rằng nếu mang quân truy kích quá gắt gao, Công Tôn Khang sẽ nghi ngờ họ Tào có ý thôn tính luôn Liêu Đông, sẽ liên kết với họ Viên. Vì vậy Tào Tháo chủ động rút quân từ Liễu Thành về nam.

Tào Tháo rút lui khỏi Liễu Thành về nam trong hoàn cảnh rất gian khổ. Khi đó ở phía bắc rất lạnh, quân Tào nhiều người bị rét cóng; toàn quân đi 200 dặm không có nước; quân Tào phải giết vài ngàn con ngựa ăn mới về tới khu vực có lúa của người Hán. Các nhà sử học Trung Quốc nêu giả thiết, nếu Viên Hy và Viên Thượng biết được tình cảnh thê thảm đó của quân Tào mà dẫn tàn quân truy kích thì chưa biết tình hình sẽ ra sao[2].

Công Tôn Khang yên tâm về thái độ của Tào Tháo không muốn tấn công lên Liêu Đông, bèn chủ định giết anh em họ Viên để cầu hòa với Tào Tháo.

Khi Viên Hy, Viên Thượng và Tô Bộc Diên chạy tới Liêu Đông, Công Tôn Khang cho quân đao phủ mai phục rồi mới mời vào. Anh em họ Viên cùng Tô Bộc Diên vừa làm lễ, Công Tôn Khang bèn hô đao phủ xông ra bắt trói rồi chém đầu. Công Tôn Khang sai quân mang 3 đầu lâu tới huyện Nghiệp dâng Tào Tháo và được phong chức.

Cả ba anh em Viên Đàm, Viên Hy, Viên Thượng và Cao Cán cuối cùng đều bị Tào Tháo tiêu diệt, toàn bộ Hà Bắc thuộc về Tào Tháo.



Viên Hy trong tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung được mô tả khá mờ nhạt. Ông là một trong các tướng tham gia trận Thương Đình dưới quyền Viên Thiệu, kết cục bị Công Tôn Khang giết cùng Viên Thượng.




  • Lê Đông Phương, Vương Tử Kim (2007), Kể chuyện Tần Hán, Nhà xuất bản Đà Nẵng

  • Lê Đông Phương, (2007), Kể chuyện Tam Quốc, Nhà xuất bản Đà Nẵng

  • Trịnh Phúc Điền, Khả Vĩnh Quyết, Dương Hiệu Xuân (2006), Tướng soái cổ đại Trung Hoa, tập 1, Nhà xuất bản Lao động.


  1. ^ Lê Đông Phương, Vương Tử Kim, sách đã dẫn, tr 395

  2. ^ Lê Đông Phương, sách đã dẫn, tr 139


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

B. K. S. Iyengar - Wikipedia

Bellur Krishnamachar Sundararaja Iyengar (14 tháng 12 năm 1918 - 20 tháng 8 năm 2014), còn được gọi là B.K.S. Iyengar là người sáng lập phong cách yoga được gọi là "Iyengar Yoga" và được coi là một trong những giáo viên yoga hàng đầu trên thế giới. [1] [2] Ông là tác giả của nhiều cuốn sách về thực hành và triết học yoga bao gồm Light on Yoga Light on Pranayama Light on the Yoga Sutras of Patanjali và Light on Life . Iyengar là một trong những học sinh đầu tiên của Tirumalai Krishnamacharya, người thường được gọi là "cha đẻ của yoga hiện đại". [3] Ông đã được ghi nhận là người phổ biến yoga, đầu tiên ở Ấn Độ và sau đó trên thế giới. Chính phủ đã trao tặng Iyengar the Padma Shri vào năm 1991, Padma Bhushan năm 2002 và Padma Vibhushan vào năm 2014. [5] [6] Năm 2004, Iyengar được tạp chí bình chọn là một trong 100 người có ảnh hưởng nhất trên thế giới. [7] [8] Những năm đầu [ chỉnh sửa ] BKS Iyengar được sinh ra trong một gia đìn

de Havilland Canada Rái cá song đôi DHC-6

Gia đình máy bay vận tải tiện ích của de Havilland Canada de Havilland Canada DHC-6 Twin Rái cá hiện được bán trên thị trường với tên gọi Viking Air DHC-6 Twin Rái cá Máy bay tiện ích 19 hành khách STOL (Short Takeoff and Landing) của Canada được phát triển bởi de Havilland Canada và hiện do Viking Air sản xuất. Máy bay ba bánh cố định của máy bay, khả năng STOL, động cơ tuabin đôi và tốc độ leo cao đã giúp nó trở thành một máy bay chở khách đi lại thành công cũng như một máy bay sơ tán hàng hóa và y tế. Ngoài ra, Twin Otter đã trở nên phổ biến với các hoạt động nhảy dù thương mại và được sử dụng bởi Đội Nhảy dù Quân đội Hoa Kỳ và Phi đội Huấn luyện Bay 98 của Không quân Hoa Kỳ. Thiết kế và phát triển [ chỉnh sửa ] Một con rái cá đôi thực hiện một cách tiếp cận hạ cánh bình thường ở Queensland Việc phát triển máy bay bắt đầu vào năm 1964, với chuyến bay đầu tiên vào ngày 20 tháng 5, Năm 1965. Một sự thay thế hai động cơ cho Rái cá DHC-3 một động cơ duy trì các

Đông Chí (huyện) – Wikipedia tiếng Việt

Đối với các định nghĩa khác, xem Đông chí. Đông Chí (chữ Hán giản thể: 东至县, âm Hán Việt: Đông Chí huyện ) là một huyện của địa cấp thị Trì Châu, tỉnh An Huy, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Huyện Đông Chí có diện tích 3256 km², dân số 530.000 người, mã số bưu chính 247200. Huyện Đông Chí được chia ra thành 10 trấn, 21 hương. Huyện lỵ đóng tái trấn Nghiêu Độ. Trấn: Nghiêu Độ, Đông Lưu, Chiêu Đàm, Quan Cảng, Phiên Ngung, Thắng Lợi, Dương Hồ, Cát Công, Long Tuyền, Đại Độ Khẩu. Hương: Nê Khê, Thanh San, Ngõa Lũng, Thiết Lô, Mã Khanh, Mộc Tháp, Lợ An, Cao San, Tự Hốt, Thản Phụ, Tây Loan, Kiến Tân, Hương Kiều, Hồng Phương, Lương Điền, Thạch Thành, Uông Pha, Khánh Phong, Dương Kiều, Hoa Viên Lý, Thẩt Lý.